trang chủ tin tức - sự kiện
Bảo Việt với Diễn đàn đầu tư Việt Nam – Các cơ hội tiếp cận đầu tư hậu WTO
15.03.2006
Sáng 15-3, Tại Hà Nội, hơn 1.300 đại biểu đại diện cho các tập đoàn tài chính, nhà đầu tư nước ngoài đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã dự lễ khai mạc “Diễn đàn đầu tư Việt Nam - các cơ hội tiếp cận đầu tư hậu WTO” do Bộ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với Euromoney Conferences tổ chức. Ngân hàng Hồng Công -Thượng Hải (HSBC), ANZ, Bảo Việt, Vietcombank… là các nhà tài trợ chính. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Khoan đã tới dự. Diễn đàn này được đánh giá là một sự kiện tài chính và đầu tư lớn nhất tại Việt Nam năm 2006.
Tại diễn đàn, các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam đã tọa đàm về 5 chủ đề chính: “Việt Nam trong năm 2006 - Một triển vọng kinh tế mới”; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Cơ hội, rủi ro và phần thưởng”; “Hội nhập toàn cầu - Tham gia vào các thị trường vốn quốc tế”; “Phát triển một thị trường vốn trong nước – Các thách thức và cân nhắc”; “Tái cơ cấu ngành ngân hàng những năm trước mắt”.
Nhân dịp này, chiều 15-3, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đó tiếp đoàn các nhà đầu tư, học giả và đại diện các tổ chức tài chính quốc tế và Việt Nam (trong đó có Bảo Việt), nêu rõ Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ý thức rõ yêu cầu lớn lao trong việc huy động mọi nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH đất nước và rất trân trọng các nguồn đầu tư bên ngoài.
Chủ tịch nước đánh giá cao các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ tịch Trần Đức Lương nhấn mạnh, Việt Nam luôn quan tâm và đã có nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có việc tạo môi trường thuận lợi về chính trị, xã hội, pháp lý để môi trường kinh doanh của Việt Nam đáp ứng tốt hơn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ tịch nước Trần Đức Lương mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam, không chỉ đầu tư về vốn mà còn chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác Việt Nam trong quản lý kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực.
Trong buổi sáng 16/3, Diễn đàn tiếp tục thảo luận các chủ đề “Phát triển một thị trường vốn trong nước – Các thách thức và cân nhắc”; “Tái cơ cấu ngành ngân hàng những năm trước mắt”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu về tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua và nhiệm vụ của ngành tài chính trong việc ổn định và phát triển thị trường vốn trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm tham gia toạ đàm và trả lời các câu hỏi của các đại biểu về thị trường vốn của Việt Nam.
Tại Diễn đàn hội nghị, ông Trịnh Thanh Hoan - Tổng Giám đốc Bảo Việt đã có bài tham luận về vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
“Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển thị trường vốn Việt Nam, tại tham luận này, chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị về vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam ở trên 03 khía cạnh:
- Vai trò Tổ chức trung gian tài chính
- Vai trò Nhà đầu tư có tổ chức
- Vai trò Tổ chức phát hành
1. Với vai trò Tổ chức trung gian tài chính:
Có thể thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ấn tượng nhất trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993 – 2005 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đó tăng từ 0,37% (1993) lên trên 2,0 % năm 2005. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP của thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đạt 4,5% đến 5%. Theo yêu cầu của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh thu bảo hiểm phải đạt ở mức 5,7% đến 7%/GDP. Các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã khẳng định là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Đến hết năm 2005, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế gần 20.000 tỷ VND (khoảng 1,2 tỷ USD).
Cơ cấu đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn, dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết; đầu tư trực tiếp vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng như: giao thông, năng lượng, khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án sản xuất, dịch vụ… Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn ngày càng tăng, trong đó tỷ trọng đầu tư trái phiếu Chính phủ năm 2005 đã tăng 1,5 lần so với năm 2003.
Một số công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt đã thành lập các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư để chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh, cung cấp thêm các dịch vụ tài chính cho thị trường qua đó góp phần tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, nhất là vốn từ các tầng lớp dân cư. Chính sự tham gia tích cực và ngay từ đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm vào thị trường vốn và thị trường chứng khoán Việt Nam là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị truờng.
2. Trong vai trò là Nhà đầu tư có tổ chức:
Trong vai trò là nhà đầu tư có tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm có lợi thế là lượng vốn nhàn rỗi lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn dài hạn (10, 15 và 20 năm) cho phép đầu tư vào các công cụ tài chính dài hạn trên thị trường vốn.
Đầu tư trái phiếu, nhất là trái phiếu chính phủ và đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang trở thành kênh đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ trọng các sản phẩm đầu tư này trong danh mục ngày càng tăng. Riêng Bảo Việt, năm vừa qua đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 10.000 tỷ VND (khoảng hơn 600 triệu USD), trong đó chủ yếu là đầu tư thông qua thị trường vốn. Bảo Việt được đánh giá là một trong những nhà đầu tư tổ chức lớn của thị trường vốn Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm truyền thống, các doanh nghiệp bảo hiểm như: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Prudential, … cũng rất chú trọng tới việc phát triển hoạt động đầu tư tài chính, coi hoạt động đầu tư tài chính là một mục tiêu chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn bị cho hội nhập sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Chính vì vậy, ngay cả trong thời gian qua khi điều kiện thị trường đầu tư khó khăn, chỉ số VN Index giảm, nhưng thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
3. Với vai trò Tổ chức phát hành
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm, khởi đầu là việc cổ phần hoá Bảo Minh, VINARE và tiếp theo là Bảo Việt đã làm cho các công ty này trở thành các tổ chức phát hành.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ổn định, quy mô ngành bảo hiểm đang tăng lên trong nền kinh tế, việc các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia trực tiếp vào thị trường vốn với tư cách Tổ chức phát hành sẽ góp phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường, thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư.
Tập đoàn Bảo Việt đang nắm gần 40% thị phần doanh thu phí bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ). Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định, bình quân trên 15%/năm, quy mô vốn Điều lệ hiện nay là 3.000 tỷ đồng (khoảng 200 triệu USD), doanh thu năm 2005 trên 6.000 tỷ đồng, sau khi cổ phần hoá với sự tham gia của các cổ đông chiến lược, có thể có cổ đông chiến lược nước ngoài chắc chắn quy mô vốn Điều lệ sẽ còn tăng và góp phần tạo thêm nhiều hàng hoá hấp dẫn cho thị trường. Bên cạnh đó, thông qua các công ty thành viên trong Tập đoàn như Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt và Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt mong muốn cung cấp cho thị trường các sản phẩm liên kết: Bảo hiểm - Đầu tư, Bảo hiểm - Ngân hàng, Chứng khoán - Đầu tư, Ngân hàng - Đầu tư ... nhằm đa dạng hoá sản phẩm đầu tư cho khách hàng và góp phần thúc đẩy thị trường vốn Việt Nam phát triển”.
Tại diễn đàn, các chuyên gia hàng đầu thế giới và Việt Nam đã tọa đàm về 5 chủ đề chính: “Việt Nam trong năm 2006 - Một triển vọng kinh tế mới”; “Đầu tư trực tiếp nước ngoài - Cơ hội, rủi ro và phần thưởng”; “Hội nhập toàn cầu - Tham gia vào các thị trường vốn quốc tế”; “Phát triển một thị trường vốn trong nước – Các thách thức và cân nhắc”; “Tái cơ cấu ngành ngân hàng những năm trước mắt”.
Nhân dịp này, chiều 15-3, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Trần Đức Lương đó tiếp đoàn các nhà đầu tư, học giả và đại diện các tổ chức tài chính quốc tế và Việt Nam (trong đó có Bảo Việt), nêu rõ Nhà nước, Chính phủ và nhân dân Việt Nam ý thức rõ yêu cầu lớn lao trong việc huy động mọi nguồn lực để thực hiện CNH, HĐH đất nước và rất trân trọng các nguồn đầu tư bên ngoài.
Chủ tịch nước đánh giá cao các nhà đầu tư nước ngoài, thông qua các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, đã có những đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, xã hội tại Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Chủ tịch Trần Đức Lương nhấn mạnh, Việt Nam luôn quan tâm và đã có nhiều nỗ lực để thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, trong đó có việc tạo môi trường thuận lợi về chính trị, xã hội, pháp lý để môi trường kinh doanh của Việt Nam đáp ứng tốt hơn với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Chủ tịch nước Trần Đức Lương mong muốn các nhà đầu tư nước ngoài có chiến lược đầu tư lâu dài tại Việt Nam, không chỉ đầu tư về vốn mà còn chuyển giao công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác Việt Nam trong quản lý kinh tế, đào tạo nguồn nhân lực.
Trong buổi sáng 16/3, Diễn đàn tiếp tục thảo luận các chủ đề “Phát triển một thị trường vốn trong nước – Các thách thức và cân nhắc”; “Tái cơ cấu ngành ngân hàng những năm trước mắt”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Sinh Hùng đã có bài phát biểu về tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam trong thời gian qua và nhiệm vụ của ngành tài chính trong việc ổn định và phát triển thị trường vốn trong thời gian tới. Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm tham gia toạ đàm và trả lời các câu hỏi của các đại biểu về thị trường vốn của Việt Nam.
Tại Diễn đàn hội nghị, ông Trịnh Thanh Hoan - Tổng Giám đốc Bảo Việt đã có bài tham luận về vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam với sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
“Với mong muốn đóng góp vào sự phát triển thị trường vốn Việt Nam, tại tham luận này, chúng tôi muốn chia sẻ với quý vị về vai trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đối với sự phát triển của thị trường vốn Việt Nam ở trên 03 khía cạnh:
- Vai trò Tổ chức trung gian tài chính
- Vai trò Nhà đầu tư có tổ chức
- Vai trò Tổ chức phát hành
1. Với vai trò Tổ chức trung gian tài chính:
Có thể thấy, thị trường bảo hiểm Việt Nam vẫn đang là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh và ấn tượng nhất trong khu vực và trên thế giới, với tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu phí bảo hiểm giai đoạn 1993 – 2005 đạt khoảng 29%/năm. Trong một thập kỷ qua, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP đó tăng từ 0,37% (1993) lên trên 2,0 % năm 2005. Mục tiêu đặt ra là đến năm 2010, tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm trên GDP của thị trường bảo hiểm Việt Nam sẽ đạt 4,5% đến 5%. Theo yêu cầu của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài chính, doanh thu bảo hiểm phải đạt ở mức 5,7% đến 7%/GDP. Các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đã khẳng định là một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế. Đến hết năm 2005, các doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế gần 20.000 tỷ VND (khoảng 1,2 tỷ USD).
Cơ cấu đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn sang đầu tư dài hạn, dưới các hình thức: mua trái phiếu Chính phủ, đầu tư vào cổ phiếu niêm yết và chưa niêm yết; đầu tư trực tiếp vào các dự án phát triển kết cấu hạ tầng như: giao thông, năng lượng, khu đô thị, khu công nghiệp, các dự án sản xuất, dịch vụ… Tỷ trọng đầu tư trung và dài hạn ngày càng tăng, trong đó tỷ trọng đầu tư trái phiếu Chính phủ năm 2005 đã tăng 1,5 lần so với năm 2003.
Một số công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt đã thành lập các Công ty Chứng khoán, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư để chuyên nghiệp hoá hoạt động kinh doanh, cung cấp thêm các dịch vụ tài chính cho thị trường qua đó góp phần tạo thêm kênh huy động vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế, nhất là vốn từ các tầng lớp dân cư. Chính sự tham gia tích cực và ngay từ đầu của các doanh nghiệp bảo hiểm vào thị trường vốn và thị trường chứng khoán Việt Nam là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển của thị truờng.
2. Trong vai trò là Nhà đầu tư có tổ chức:
Trong vai trò là nhà đầu tư có tổ chức, các doanh nghiệp bảo hiểm có lợi thế là lượng vốn nhàn rỗi lớn. Đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có nguồn vốn dài hạn (10, 15 và 20 năm) cho phép đầu tư vào các công cụ tài chính dài hạn trên thị trường vốn.
Đầu tư trái phiếu, nhất là trái phiếu chính phủ và đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang trở thành kênh đầu tư quan trọng của các doanh nghiệp bảo hiểm. Tỷ trọng các sản phẩm đầu tư này trong danh mục ngày càng tăng. Riêng Bảo Việt, năm vừa qua đã đầu tư trở lại nền kinh tế hơn 10.000 tỷ VND (khoảng hơn 600 triệu USD), trong đó chủ yếu là đầu tư thông qua thị trường vốn. Bảo Việt được đánh giá là một trong những nhà đầu tư tổ chức lớn của thị trường vốn Việt Nam.
Bên cạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm truyền thống, các doanh nghiệp bảo hiểm như: Bảo Việt, Bảo Minh, Bảo Long, Prudential, … cũng rất chú trọng tới việc phát triển hoạt động đầu tư tài chính, coi hoạt động đầu tư tài chính là một mục tiêu chiến lược quan trọng để phát triển doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm chuẩn bị cho hội nhập sau khi Việt Nam ra nhập WTO. Chính vì vậy, ngay cả trong thời gian qua khi điều kiện thị trường đầu tư khó khăn, chỉ số VN Index giảm, nhưng thu nhập từ hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.
3. Với vai trò Tổ chức phát hành
Cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước trong đó có các doanh nghiệp bảo hiểm, khởi đầu là việc cổ phần hoá Bảo Minh, VINARE và tiếp theo là Bảo Việt đã làm cho các công ty này trở thành các tổ chức phát hành.
Với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng và ổn định, quy mô ngành bảo hiểm đang tăng lên trong nền kinh tế, việc các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia trực tiếp vào thị trường vốn với tư cách Tổ chức phát hành sẽ góp phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường, thêm lựa chọn cho các nhà đầu tư.
Tập đoàn Bảo Việt đang nắm gần 40% thị phần doanh thu phí bảo hiểm (cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ). Các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng ổn định, bình quân trên 15%/năm, quy mô vốn Điều lệ hiện nay là 3.000 tỷ đồng (khoảng 200 triệu USD), doanh thu năm 2005 trên 6.000 tỷ đồng, sau khi cổ phần hoá với sự tham gia của các cổ đông chiến lược, có thể có cổ đông chiến lược nước ngoài chắc chắn quy mô vốn Điều lệ sẽ còn tăng và góp phần tạo thêm nhiều hàng hoá hấp dẫn cho thị trường. Bên cạnh đó, thông qua các công ty thành viên trong Tập đoàn như Công ty Chứng khoán Bảo Việt, Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt và Ngân hàng cổ phần Bảo Việt, Tập đoàn Bảo Việt mong muốn cung cấp cho thị trường các sản phẩm liên kết: Bảo hiểm - Đầu tư, Bảo hiểm - Ngân hàng, Chứng khoán - Đầu tư, Ngân hàng - Đầu tư ... nhằm đa dạng hoá sản phẩm đầu tư cho khách hàng và góp phần thúc đẩy thị trường vốn Việt Nam phát triển”.
Phan Cẩm Vân
có thể bạn quan tâm