trang chủ tin tức - sự kiện
Bảo Việt Việt Nam tham gia triển lãm quốc tế về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải - Vietship 2006
24.02.2006
Trong 4 ngày từ 21/2 đến 24/2/2006, tại Trung tâm Triển lãm Giảng Võ - Hà Nội, đã diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghệ đóng tàu, hàng hải và vận tải (Vietship 2006). Triển lãm đã thu hút trên 100 gian trưng bày của các đơn vị vận tải, đóng tàu và hàng hải trong nước và quốc tế. Hiện ở nước ta, Vinashin và các đơn vị trực thuộc như nhà máy đóng tàu Hạ Long, Công ty công nghiệp tàu thủy Nam Triệu, … là những đơn vị tiên phong và có thế mạnh trong ngành công nghiệp này. Triển lãm cũng được biết đến công nghệ đóng tàu hiện đại và tân tiến của một số quốc gia có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh như Đan Mạch, Hà Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Anh,… Cũng tại triển lãm, nhiều hợp đồng đã được ký kết với giá trị lên tới nhiều triệu USD.
Đối với lĩnh vực công nghiệp đóng tàu của Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và hàng hải Việt Nam đến năm 2010, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã thực hiện việc đóng mới và bàn giao cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) hàng loạt tàu thuộc nhóm tàu 6.500 tấn, 12.500 tấn, nhiều loại tàu chuyên dụng chở dầu, tàu container. Gần đây nhất, Vinashin đã thương lượng ký kết hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Anh Quốc với giá trị hợp đồng tới hàng trăm triệu USD. Có thể nói ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã có khả năng đóng mới các loại tàu có trọng tải đến 250.000 tấn.
Cũng như hầu hết các loại nghiệp vụ bảo hiểm khác hiện có tại Việt Nam, bảo hiểm rủi ro đóng tàu được Bảo Việt Việt Nam nghiên cứu và đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Vì thế Bảo Việt Việt Nam cũng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro đóng tàu cho phần lớn các con tàu đóng mới tại Việt Nam, ngay từ khi những con tàu này bắt đầu đặt ky đến khi bàn giao cho chủ tàu, cũng như khi tàu đi vào hoạt động.
Tại triển lãm Vietship 2006, Bảo Việt Việt Nam tham gia là nhà tài trợ vàng và có một gian hàng giới thiệu về hình ảnh thương hiệu và quảng bá sản phẩm của mình tại đây.
Gian trưng bày của Bảo Việt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách tham quan triển lãm cũng như các đơn vị chuyên môn tham gia triển lãm, bởi bảo hiểm thực sự đóng vai trò rất lớn, cùng đồng hành với sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực đời sống, xã hội. Nhất là đối với ngành công nghiệp đóng tàu, hàng hải, khi mà mỗi con tàu đóng mới, sửa chữa hay các thiết bị, máy móc trên tàu trong mỗi chuyến hành trình có giá trị lớn tới nhiều triệu USD. Bảo hiểm chính là công cụ đắc lực nhất, chia sẻ gánh nặng tài chính giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục sự cố và đi vào sản xuất khi không may rủi ro xảy ra.
Với nhận thức rõ về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đóng mới tàu, nên phần lớn doanh nghiệp trong Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã tham gia bảo hiểm cho các dự án đóng tàu của mình. Đây chính là nhân tố tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm còn mới mẻ này.
Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang từng bước phát triển một cách đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm đóng mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và vận tải hàng hải. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực từ bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sửa chữa tàu, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đến bảo hiểm tàu biển hoạt động,... Sự phát triển này sẽ đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cao hơn so với mức tăng trưởng chung của thị trường bảo hiểm, ước khoảng 20% mỗi năm.
Đối với lĩnh vực công nghiệp đóng tàu của Việt Nam, thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp tàu thủy và hàng hải Việt Nam đến năm 2010, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã thực hiện việc đóng mới và bàn giao cho Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) hàng loạt tàu thuộc nhóm tàu 6.500 tấn, 12.500 tấn, nhiều loại tàu chuyên dụng chở dầu, tàu container. Gần đây nhất, Vinashin đã thương lượng ký kết hợp đồng đóng tàu 53.000 tấn xuất khẩu sang Anh Quốc với giá trị hợp đồng tới hàng trăm triệu USD. Có thể nói ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường quốc tế. Việt Nam đã có khả năng đóng mới các loại tàu có trọng tải đến 250.000 tấn.
Cũng như hầu hết các loại nghiệp vụ bảo hiểm khác hiện có tại Việt Nam, bảo hiểm rủi ro đóng tàu được Bảo Việt Việt Nam nghiên cứu và đi đầu trong việc cung cấp dịch vụ này trên thị trường. Vì thế Bảo Việt Việt Nam cũng là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm rủi ro đóng tàu cho phần lớn các con tàu đóng mới tại Việt Nam, ngay từ khi những con tàu này bắt đầu đặt ky đến khi bàn giao cho chủ tàu, cũng như khi tàu đi vào hoạt động.
Tại triển lãm Vietship 2006, Bảo Việt Việt Nam tham gia là nhà tài trợ vàng và có một gian hàng giới thiệu về hình ảnh thương hiệu và quảng bá sản phẩm của mình tại đây.
Gian trưng bày của Bảo Việt đã thu hút được sự quan tâm của nhiều khách tham quan triển lãm cũng như các đơn vị chuyên môn tham gia triển lãm, bởi bảo hiểm thực sự đóng vai trò rất lớn, cùng đồng hành với sự ổn định và phát triển của các lĩnh vực đời sống, xã hội. Nhất là đối với ngành công nghiệp đóng tàu, hàng hải, khi mà mỗi con tàu đóng mới, sửa chữa hay các thiết bị, máy móc trên tàu trong mỗi chuyến hành trình có giá trị lớn tới nhiều triệu USD. Bảo hiểm chính là công cụ đắc lực nhất, chia sẻ gánh nặng tài chính giúp các doanh nghiệp nhanh chóng khắc phục sự cố và đi vào sản xuất khi không may rủi ro xảy ra.
Với nhận thức rõ về những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình đóng mới tàu, nên phần lớn doanh nghiệp trong Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã tham gia bảo hiểm cho các dự án đóng tàu của mình. Đây chính là nhân tố tích cực cho sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm còn mới mẻ này.
Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang từng bước phát triển một cách đồng đều trên tất cả các lĩnh vực, bao gồm đóng mới tàu, sửa chữa tàu, công nghiệp phụ trợ và vận tải hàng hải. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm tăng trưởng trên nhiều lĩnh vực từ bảo hiểm rủi ro của người đóng tàu, bảo hiểm trách nhiệm chủ xưởng sửa chữa tàu, bảo hiểm xây dựng lắp đặt đến bảo hiểm tàu biển hoạt động,... Sự phát triển này sẽ đảm bảo duy trì mức độ tăng trưởng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải cao hơn so với mức tăng trưởng chung của thị trường bảo hiểm, ước khoảng 20% mỗi năm.
Mai Thanh Bình
có thể bạn quan tâm